anh tin bai
image advertisement
anh tin bai
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Chèo làng Đặng - Một thời vàng son
Lượt xem: 4048

Chèo làng Đặng - Một thời vàng son

Chèo là loại hình nghệ thuật truyền thống mang đậm tính cách, hồn cốt của con người Việt Nam. Chèo không phải chỉ để “mua vui”, mà là để chuyển tải những thông điệp sâu sắc của cuộc sống, để dạy cách làm người đó chính là cái hay, cái đẹp của Chèo.

Chèo làng Đặng - Một thời vàng son

Chèo là loại hình nghệ thuật truyền thống mang đậm tính cách, hồn cốt của con người Việt Nam. Chèo không phải chỉ để “mua vui”, mà là để chuyển tải những thông điệp sâu sắc của cuộc sống, để dạy cách làm người đó chính là cái hay, cái đẹp của Chèo.

Chèo

Giống như nhiều nghệ thuật biểu diễn cổ xưa ở Việt Nam như hát Xẩm hay Tuồng, hát Chèo là một câu chuyện được kể bằng miệng có tác giả ẩn danh và được truyền miệng cho các nghệ sĩ biểu diễn. Các nghệ nhân thổi hồn vào câu chuyện đó chính lối diễn cá nhân tạo nên sự phong phú và độc đáo của loại hình nghệ thuật này. Trong buổi biểu diễn nghệ thuật dân gian này, những câu chuyện có thể là truyện cổ tích, truyền thuyết, thơ ca, lịch sử hoặc thậm chí cuộc sống hàng ngày là quan trọng nhất, bất cứ khi nào có những câu chuyện, chúng ta có Chèo.

anh tin bai

Ngoài ra, được đưa vào vở kịch là những cảnh nhào lộn và yếu tố huyền diệu. Chèo kể những câu chuyện về các tù trưởng, anh hùn, những thiếu nữ đáng yêu và cung cấp một sự pha trộn chiết trung của sự lãng mạn, bi kịch và hài kịch. Những câu chuyện này được thực hiện bởi các bài hát dân gian với kịch câm, nhạc cụ và các điệu nhảy, kết hợp với các bản phác thảo hướng dẫn hoặc diễn giải. Những câu chuyện của Chèo có thể lãng mạn hoặc bi thảm, hành động theo cách thú vị hoặc châm biếm cũng như để chế giễu những nhân vật hào hoa, lố bịch hoặc không trung thực. Đem đến một liên kết giữa những người biểu diễn và khán giả, châm biếm vào những kẻ xấu xa, chẳng hạn như sự thiếu hiểu biết, chủ nhà tham lam, hoặc tên Quan thoại kiêu ngạo.

Cái nôi của Chèo

Nằm trong vùng đất thuộc cái nôi của nghệ thuật hát Chèo vùng châu thổ sông Hồng, cái gánh Chèo làng Đặng lừng danh khắp trong Nam ngoài Bắc một thời  ấy đã tạo cơ hội  giúp Nguyễn Bính có một nguồn năng lượng cảm xúc sáng tạo  để nhà thơ cho ra đời bài thơ “Mưa Xuân” với những câu thơ mang phong vị thôn quê dân dã đã :

“Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay

Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy

Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ

Mẹ bảo: thôn Đoài hát tối nay…”.

Những năm đầu thế kỷ 20, huyện Mỹ Lộc của tỉnh Nam Định từng là “đất” của ba gánh Chèo làng nức tiếng thơm gần xa: là gánh Chèo làng Quang Sán( Mỹ Hà) , Chèo Đặng Xá (Mỹ Hưng), gánh Chèo Nhân Nhuế (Mỹ Thuận). Trong số đó, gánh Chèo làng Đặng Xá đọng lại nhiều ấn tượng hơn cả.

anh tin bai

“Hồi xửa,… hồi xưa”, làng Đặng Xá có tới mười thôn nhưng cả thảy mọi người đều mang họ Đặng, vậy nên người ta mới dùng tên họ chung của mình đặt cho tên làng: làng Đặng. Cũng chính là cái lý do cho câu thơ: “Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ…” của nhà thơ Nguyễn Bính.

anh tin bai

Năm 1954 gánh Chèo Đặng Xá đổi tên thành Đội văn nghệ làng Đặng Xá. Đến năm 1959 được đổi tên thành Đội văn nghệ Thượng Hưng và năm 1977 đổi tên thành Đội văn nghệ Bắc Hưng của Hợp tác xã Bắc Hưng (bao gồm 14 xóm của cả làng Đặng Xá).Với số lượng thành viên đông đảo, gánh Chèo đã mang những làn điệu Chèo cổ đi khắp các thôn, xã trong và ngoài tỉnh để biểu diễn phục vụ nhân dân, tạo khí thế lao động sản xuất hăng say ở mọi nơi

Một thời vàng son của gánh Chèo làng Đặng

Vốn nằm trong cái nôi của nghệ thuật Chèo truyền thống Bắc Bộ nói chung và miền thành Nam nói riêng, thế nên ngay từ những ngày đầu tiên ra mắt, gánh Chèo làng Đặng đã có sự góp mặt đông đảo của các nghệ sĩ, họ lại là những diễn viên, nhạc công đầy tiềm năng, khát vọng cống hiến và cũng không ít sự chuyên nghiệp.

 Là những thế hệ nghệ nhân đam mê và tâm huyết với nghề, Đội văn nghệ đã mang tiếng trống Chèo và những làn điệu Chèo say đắm, thiết tha đi phục vụ người dân trong tỉnh từ huyện, xã cho tới thôn, xóm. Trong các hoạt động như chống úng của nông dân, hay hội diễn văn nghệ, lễ hội...đều không bao giờ thiếu vắng âm thanh rộn ràng của những làn điệu Chèo.

 Sống lại với miền ký ức thời “thanh niên sôi nổi” của mình, lão nghệ sĩ “chân đất” Đặng Mạnh Yêu, người đã  tri âm tri kỷ với gánh Chèo làng từ “cái buổi ban đầu lưu luyến ấy” bỗng ngàn ngạt giọng:“ Cứ vô tư nhiệt tâm mà cống hiến cho quốc gia đại sự và địa phương mình bằng những câu chèo cổ thôi!”.

Trong giai đoạn hoạt động mạnh mẽ và sôi nổi nhất, Đội văn nghệ làng Đặng Xá đã đạt được rất nhiều thành tích lớn cả trong và ngoài tỉnh. Năm 1961, đội Chèo làng Đặng đã đoạt giải Nhất hội thi diễn Chèo toàn tỉnh với các vở “Bụi tre gai” và “Sao đổi ngôi”. Năm 1963, đội thi diễn chèo toàn Quân khu 3, đoạt giải Nhất với vở “Nắm cỏ trâu”. Năm 1982, đội Chèo Đặng Xá đạt thêm giải nhất tại hội diễn Chèo Bình Lục (Hà Nam). Ngoài ra, Đội Chèo còn đoạt được hàng chục giải thưởng lớn nhỏ khác trong và ngoài tỉnh.

anh tin bai

 Ngày đó, gánh Chèo làng Đặng có hơn 30 diễn viên, nhạc công. Ban ngày, những người nghệ sĩ chân lấm tay bùn mà hát hay múa dẻo ấy chăm chỉ mưu sinh với trăm thứ việc nhà nông. Đêm đến mặc cho bom rơi đạn nổ gần xa họ lại hồn nhiên tự tin hóa thân thành những chàng Trương Viên, những Lưu Bình Dương Lễ, những Vua sáng tôi hiền...Ngoài phục vụ nhân dân trong tỉnh, đội văn nghệ làng Đặng còn đi phục vụ các nhân dân các tỉnh khác như Thái Bình, Hoà Bình... Cùng với những vở chèo cổ như: “Trương Viên”, “Quan Âm Thị Kính”, “Lưu Bình Dương Lễ... còn có rất nhiều vở Chèo mới ra đời trong các thời kỳ kháng chiến để phục vụ nhân dân như: “Trên nương dâu”, “Nồi cơm ai nấu”, “Song tấu”, “Giôn-sơn đau đầu”, “Bão biển”, “Đường về trận địa”, “Tiễn anh lên đường”... Những vở Chèo mới này được cải biên lời dựa trên làn điệu cũ sao cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước từng thời kỳ để động viên tinh thần người dân.

Rồi thì vẫn là họ, những nghệ sĩ - nông dân ấy thành anh bộ đội Cụ Hồ. Nữa là những bà mẹ chiến sĩ cả một đời chỉ biết thờ chồng nuôi con nguyện dâng hiến cho sự tồn vong, hưng thịnh của đất nước. Những diễn viên ban ngày tay súng tay cày, đêm đến, dưới ánh đèn măng - xông bỗng thành cô dân quân nết na xinh đẹp “giỏi việc nước, đảm việc nhà”.

Những người cuối cùng còn hát Chèo ở làng Đặng

  Cụ Đặng Mạnh Yêu đã trăn trở “Mảnh đất này có tiếng là đất Chèo trời ban, nhưng giờ người làng Đặng đang “ăn mày dĩ vãng” bằng câu thơ “Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ” của cụ Nguyễn Bính chứ “hương đồng gió nội bay đi hết rồi”.

Bà Đặng Thị Thắm chia sẻ “ chúng tôi đồng lòng duy trì được tổ chèo đến được giờ phút này là bằng cái tâm. Làm gì có đồng cắc nào hỗ trợ đâu ạ!” -  Bà Thắm bộc bạch “Đám trẻ bây giờ yêu làng, thương xóm theo cái cách thực tế riêng của chúng bác ạ. Nào đâu chúng có ghét bỏ gì cái món chèo truyền thống ạ. Nhưng mình chả thể “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” được!

Và đến giờ này, làng Đặng Xá chỉ có xóm 2 là còn giữ được không khí hát Chèo. Đúng hơn thì người ta gọi đó tổ Chèo, gồm một nhóm các cụ cao tuổi, trung niên vẫn còn yêu mến lời ca, tiếng hát hợp lại mà thành chứ trên thực tế thì cái tên “làng Chèo Đặng” xưa đã không còn nữa.

anh tin bai

Yêu Chèo, đam mê và tâm huyết với những làn điệu Chèo mượt mà, thiết tha, những nghệ nhân như ông Yêu và những người trong tổ chèo Đặng Xá đang từng ngày cố gắng bám nghề, giữ nghề với mong muốn một làng Chèo đã có lịch sử phát triển lâu dài có thể duy trì và giữ được tiếng vang trong lòng người nghe. Việc khôi phục làng Chèo Đặng Xá không chỉ của những người yêu mến nghệ thuật Chèo mà đòi hỏi sự vào cuộc của nhiều ngành chức năng trong việc duy trì và phát triển môn nghệ thuật hát chèo độc đáo của dân tộc.

 

 

Tài liệu tham khảo

1. Lê Công Hội 2022, “Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ…”:

https://cand.com.vn/Kinh-te-Van-hoa-The-Thao/hoi-cheo-lang-dang-di-ngang-ngo-i645968/

 

 

Tên: Trương Nhung

Footer chưa được cập nhật nội dung hoặc chưa được duyệt !